Có nên sử dụng bếp gas âm không?

Bếp gas từ lâu đã trở thành thiết bị nấu nướng cần thiết, quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, hiện nay, bếp gas rất đa dạng về mẫu mã, hình dáng, chủng loại và giá thành gây khó khăn cho người tiêu dùng. Vậy lựa chọn bếp gas nào là sự lựa chọn thông minh?

Bếp gas âm là gì?

bep-gas-am-canzy-CZ-37MI

Bếp gas âm là loại bếp hiện nay được các bà nội trợ thông minh sử dụng vì những tính năng vượt trội cũng như giá cả hợp lí của nó. Có nên sử dụng bếp gas âm không?

  • Bếp gas âm là dòng sản phẩm được thiết kế sao cho bộ phận bụng bếp được đặt âm dưới mặt của kệ bếp. Hiện nay trên thị trường có 2 dạng bếp gas âm là: dạng bếp Á và dạng bếp Âu. Dạng bếp Á là dạng bếp âm có thể chỉnh gió bên ngoài (dùng lá gió) còn dạng bếp Âu thì không
  • Mặt của bếp gas âm được làm bằng đá hoặc kính cường lực, có thể chịu nhiệt và dày khoảng 8mm. Mỗi bộ bếp đều có ghi số seri, model, hãng sản xuất, năm sản xuất, nơi sản xuất, nơi sản xuất, lượng gas, công suất tiêu thụ liên tục tối đa trong một giờ.

Cấu tạo của một bếp gas âm gồm có 7 bộ phận cơ bản:

  • Họng bếp: Là nơi dẫn và phân chia gas tới phép chia. Chất liệu làm họng bếp thường là gang, thép hoặc hợp kim nhôm.
  • Bát chia lửa: Là bộ phận dùng chia đều ngọn lửa khi sử dụng. Chất liệu làm bát chia lửa là hợp kim nhôm, hợp kim đồng hay hợp chất gang.
  • Ống dẫn gas: Bao gồm ống dẫn gas chính và ống dẫn gas phụ. Chất liệu làm ống dẫn gas thường bằng nhôm hoặc đồng.
  • Cụm van điều áp: Là nơi hợp gió và gas trước khi sử dụng được làm bằng hợp kim đồng, đúc liền để tránh hiện tượng rò rỉ gas
  • Sứ đánh lửa: Dùng để dẫn điện và tạo ra lửa điện khi khởi động bếp
  • Kim phun gas: Có nhiều kích thước khác nhau phù hợp với từng loại bếp, kim phun gas thường được làm bằng đồng.
  • Pép chia lửa: Là nơi chia đều ngọn lửa sinh ra của bếp. Thường được làm bằng hợp kim đồng.

Ưu, nhược điểm của bếp gas âm

  • Ưu điểm của bếp gas âm:

+ Tính thẩm mỹ cao, trang nhã sang trọng và có thể vệ sinh khi cần thiết.

+ Có nhiều tính năng hơn so với bếp gas dương: chế độ ngắt gas tự động, hẹn giờ nấu, tự điều chỉnh gas, báo động khi nước trào, chỉnh nhiệt độ, đầu hâm,… từ đó tạo ra độ an toàn cao hơn so với bếp gas dương.

+ Tuổi thọ linh kiện của bếp gas âm bền hơn so với bếp gas dương vì được thiết kế âm dưới sàn bếp, được bảo quản kín, ít bị gỉ sét.

  • Nhược điểm của bếp gas âm:

+ Giá thành của bếp gas âm cao hơn so với bếp gas dương

+ Theo kích thước của khuôn hộc bếp nên phải lắp đặt cố định không di chuyển được khi cần thiết.

+ Tiêu tốn lượng gas nhiều hơn do công suất lớn hơn, nấu nhanh hơn

Trên đây là một số ưu, nhược điểm của bếp gas âm. Bạn đọc hãy tham khảo để có thể lựa chọn cho mình một loại bếp gas phù hợp nhé. Hãy là người tiêu dùng thông minh.

>>Tham khảo thêm gas petrolimex Mỹ Đình